Home » Mộ
Khu lăng mộ Nguyễn Thông - Phú Hài - Phan Thiết
Nguyễn Thông
là nhà trí thức yêu nước, nhà thơ, nhà văn và nhà hoạt động xã hội có
ảnh hưởng lớn ở miền Nam nước ta nửa đầu thế kỷ XIX. Sau khi mất, theo
nguyện vọng khi còn sống cụ được gia đình,bạn bè chôn cất dưới chân núi
Cố thuộc xã Phú Hải, cách thành phố Phan Thiết 9km về phía Đông.
Nguyễn Thông sinh ngày 28.5.1827 tại làng Bình Thạnh, tổng Thạch Hội Hạ, huyện Tân Thạnh, phủ Tân An, tỉnh Gia Định. Ông là người học rộng, tài cao, được triều đình Huế giao giữ nhiều chức vụ quan trọng và được bổ nhiệm làm quan ở một số tỉnh, trong đó có tỉnh Bình Thuận, Vĩnh Long, Quảng Ngãi. Tuy làm quan trong triều nhưng ông rất căm thù thực dân Pháp. Những năm ở Bình Thuận Nguyễn Thông đã có ý thức chuẩn bị kế hoạch xây dựng căn cứ chống Pháp lâu dài.
Nguyễn Thông sinh ngày 28.5.1827 tại làng Bình Thạnh, tổng Thạch Hội Hạ, huyện Tân Thạnh, phủ Tân An, tỉnh Gia Định. Ông là người học rộng, tài cao, được triều đình Huế giao giữ nhiều chức vụ quan trọng và được bổ nhiệm làm quan ở một số tỉnh, trong đó có tỉnh Bình Thuận, Vĩnh Long, Quảng Ngãi. Tuy làm quan trong triều nhưng ông rất căm thù thực dân Pháp. Những năm ở Bình Thuận Nguyễn Thông đã có ý thức chuẩn bị kế hoạch xây dựng căn cứ chống Pháp lâu dài.
Ông
đã đi rất nhiều nơi trong tỉnh Bình Thuận, đã phát hiện nhiều khu vực
đất đai trù phú như khu vực sông La Ngà, Đức Linh và chính những điều
tai nghe mắt thấy sau này để lại cho ra đời nhiều tác phẩm văn thơ hay.
Nguyễn Thông đã tập hợp dân ”tị địa” lập ra "Đồng Châu xã” để tạo cho họ
có tổ chức tương tự làm ăn sản xuất ổn định cuộc sống tại Bình Thuận
sau khi lánh từ trong Nam ra.
Nguyễn Thông mua đất cất
nhà tại Phan Thiết và ông coi đây là quê hương thứ hai của mình (khu vực
di tích Dục Thanh hiện nay). Năm 1880 ông cất thêm một ngôi nhà nhỏ đặt
tên Ngoạ Du Sào nghĩa là “Tổ nằm chơi” để đọc sách làm thơ. Đến nay
trong Ngoạ Du Sào vẫn còn hai câu liễn của Nguyễn Tư Giãn tặng Nguyễn
Thông cũng là hiện vật trong khu di tích Dục Thanh. Là nhà trí thức yêu
nước, với vốn tích lũy nhiều, đi nhiều và hiểu biết nhiều, ông đã làm
nhiều thơ văn và ra đời hàng chục quyển của các bộ “Ngọa Du Sào tập”,
“Độn Am văn tập”, “Kỳ Xuyên văn sao”, “Dưỡng chính lục”....
Những năm tháng cuối đời
Nguyễn Thông đã để lại cho bạn bè, gia đình và nhân dân Phan Thiết tấm
lòng kính yêu. Ông mất ngày 07.7.1884 (tức 27.8 năm Giáp Thân). Mộ chí
của Nguyễn Thông xây cất dưới chân núi Ngọc Sơn (núi Cố) thuộc thôn Ngọc
Lâm xã Phú Hải, thành phố Phan Thiết. Lúc còn sống Nguyễn Thông thường
ngày qua đây chọn núi Cố làm nơi yên nghỉ của mình. Núi Cố có nhiều cây
cối, chim chóc, dưới chân núi là biển cả tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu
tình.
Ngôi mộ được xây giản dị,
gần gũi như tấm lòng và con người của ông. Mộ có chiều dài 9,45m rộng
6,35 m phần chính mộ đắp hình con lân như những ngôi mộ người xưa. Trên
mộ có tấm bia bằng đá, khắc chữ Hán, nội dung trên bia là bài văn bia do
chính Nguyễn Thông viết : “...Sau khi ta trăm tuổi rồi, hồn phách
còn nhớ đến núi này chăng? hoặc rốt cuộc cũng về chốn không còn gì
chăng? Điều đó đều không thể biết được. Còn như trăng biển, buồm ngư
phủ, chòi tiều phu vẽ lạ của khói mây thay đổi, hình thù của thuồng
luồng chập chờn, sau này cảnh đó có thể giúp vào cuộc thưởng thức của
tao nhân du khách vậy”.
Khu lăng mộ cụ Nguyễn Thông đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử năm 1999.
Đăng bởi : Vui Chơi Bình Thuận -thông tin
www.vuichoibinh thuan.blogspot.com là chuyên trang du lịch-vui chơi- khám phá bình thuận
tham gia cùng: :: Thank you for visiting ! ::
BÀI VIẾT MỚI NHẤT:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Không có nhận xét nào: