Home » ki luc
Vạn Thủy Tú - Bảo tàng lưu giữ di sản về văn hoá biển
Được xây dựng từ những năm trước và đến năm Nhâm Ngọ 1762 mới hoàn
thành, Vạn Thủy Tú được trùng tu liên tục qua nhiều thời kỳ khác nhau.
Ngày nay, Vạn Thủy Tú là một công trình kiến trúc rất có giá trị, được
nhân dân trân trọng, giữ gìn như một niềm tự hào của quê hương Phan
Thiết.
Cũng như những nơi thờ tự,
tín ngưỡng khác, Vạn Thủy Tú được khởi dựng do công sức đóng góp của dân
làng. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ nhất của làng ngư xưa, được
chọn đặt ở thế đất tốt nhất và được các thế hệ nâng niu, gìn giữ.
Vạn Thủy Tú ngày nay tọa lạc trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết. Vạn Thủy Tú được xem là vạn của các vạn, thủy tổ của nghề biển ở Phan Thiết và Bình Thuận. Đây là ngôi vạn cổ có niên đại sớm nhất và có diện tích tổng thể lớn nhất ở Bình Thuận. Xuất phát từ đây đã có nhiều ngôi vạn tách ra từ ngôi vạn này và một số làng ngư khác. Di tích này đã được Nhà nước xếp hạng Quốc gia năm 1996, là một trong 24 di tích Quốc gia tại Bình Thuận.
Nơi lưu giữ di sản văn hóa vật thể
Vạn Thủy Tú sử dụng lối kiến trúc dân gian. Toàn bộ các vì kèo, rường cột và hệ thống kết cấu gỗ ở đây đều được chọn các loại gỗ quý. Từ những cây cột lớn đến các cây kèo, trính, đòn tay, các chi tiết được lắp ghép trong ngôi vạn đều được trau chuốt, chạm khắc tỉ mỉ. Đến nay, so với hàng chục ngôi vạn thờ Hải Thần dọc bờ biển Bình Thuận thì ngôi vạn này có kiến trúc cổ còn giữ nguyên trạng.
Vạn còn chứa nhiều hiện vật quý hiếm cũng như các tác phẩm mỹ thuật tiêu biểu cho nghệ thuật chạm gỗ, đúc đồng, nặn tượng do bàn tay khéo léo của các nghệ nhân thế kỷ XVIII tạo nên. Có thể kể đến các hiện vật như: chuông đồng, tượng đất nung, khám thờ, hương án, bao lam, thành vọng, hoành phi, liễn đối… có từ những thế kỷ trước, hàm chứa nhiều nội dung thông tin cần thiết cho nhiều ngành khoa học.
Điều đáng quan tâm là: Các lăng vạn ở vùng biển Bình Thuận đều có Sắc phong thần của các vua thuộc triều đình nhà Nguyễn. Ở Vạn Thủy Tú còn lưu giữ 24 sắc phong, lâu nhất là sắc phong đời vua Thiệu Trị (1841). Nội dung các sắc phong về thời điểm, địa danh làng vạn có khác nhau nhưng đều có chung một nội dung là: Phong cá Ông với các thần danh như: Đông Hải cự tộc ngọc lân tôn thần, Nam Hải Đại Nam Tướng Quân.
Trong đó có một bộ xương cá Voi xám, vừa được phục chế với sự giúp đỡ của Viện Hải dương học Nha Trang vào giữa năm 2003, có chiều dài 22 m, ước tính khi cá còn sống có trọng lượng khoảng 65 tấn. Cho đến nay, bộ xương này có niên đại sớm nhất, lớn nhất và duy nhất (do con người lưu giữ và bảo quản chứ không phải do khai quật khảo cổ học). Ngoài ra trong vạn còn lưu giữ hơn 100 bộ xương cốt cá voi và các loài cá lạ khác, không ít các bộ xương của những con rùa da khổng lồ. Đây là một lợi thế mà chúng ta cần tận dụng trong việc thu hút khách du lịch đến các làng biển.
Nơi lưu giữ di sản văn hóa phi vật thể
Ngoài các giá trị của kiến trúc cổ theo lối dân gian, ở di tích này còn chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa phi vật thể. Điều đáng nói ở đây là sau gần 250 năm, các loại hình văn hóa phi vật thể gần như còn nguyên vẹn với các yếu tố nguyên gốc. Vạn Thủy Tú, nơi đó còn lưu giữ lại những truyền thuyết về cá Thần mà ngư dân miền biển thường đồn đại. Cá Thần được ngư dân làm nghề biển gọi bằng nhiều tên khác nhau như: Ông Nam Hải, Ông Chuông, Ông Lộng, Ông Khơi… Người ta cho rằng, "Ông" do thần thánh nào đó hiện thân, hoặc vì cứu giúp thuyền bè nào đó ngoài khơi phải hy sinh để bảo vệ tính mạng cho loài người, hoặc do Ngọc Hoàng, Long Vương sai ghé vào bờ giúp đỡ dân làng bị hoạn nạn trên biển.
Ở các làng ngư ven biển Bình Thuận và một số nơi ở vùng biển Trung Bộ, còn có truyền thuyết về cá Voi như sau: "Xưa kia đức Phật Quan Âm trong tuần Du Đại Hải, ngậm ngùi đau xót cho số phận của người trần chết trận chìm ngoài biển khơi, nên xé chiếc áo cà sa làm muôn ngàn mảnh thả trên mặt biển làm phép thành cá Ông,
lấy bộ xương Voi ban cho để cá có thân hình to lớn, lại ban cho phép Thâu đường để lội thật mau hầu làm tròn trách nhiệm cứu vớt người lâm nạn…"
Trong nhận thức của ngư dân về sự tồn vinh và biết ơn cá Voi, từ một loài cá ngoài biển khơi, quá trình nhận thức và huyền thoại hóa đã diễn ra, để cá Voi trở thành vật thiêng. Những câu chuyện trên đây đều ít nhiều nhuốm màu truyền thuyết, huyền hoặc thể hiện niềm tin tưởng tuyệt đối của người dân chài vào loài vật có ích. Cá Voi, một sinh vật có ích đã được nhân cách hóa thành một đấng cứu độ nhân thế, một sinh vật hiền và thiêng giúp con người vượt ra khỏi tai nạn, vì thế được ngư dân miền biển biết ơn, tôn sùng không những lúc sống mà cả lúc chết.
Vạn Thủy Tú được mọi người biết đến không phải chỉ có những giá trị thuộc về kiến trúc và văn hóa nghệ thuật. Nó còn là ngôi nhà chung của cả cộng đồng ngư dân và nhân dân ở đây, là niềm tin thiêng liêng ăn sâu vào ký ức tâm linh của mọi người.
Để bảo vệ ngôi vạn và duy trì những nghi thức, luật lệ đã có ở Vạn, ngay từ thế kỷ trước đã có hương ước của làng và đến đầu thế kỷ này (qua tài liệu còn lưu giữ ở vạn) đã có nội quy phát triển từ hương ước của làng về kế tục tín ngưỡng, thời gian tổ chức lễ hội hàng năm, đến việc đóng góp, tu bổ… tinh thần tương thân, ái hữu doàn kết.
Tuy nhiên, trong nhiều yếu tố cơ bản cấu thành nội dung ở Vạn Thủy Tú, cái cốt lõi chính là văn hóa truyền thống, văn hóa dân gian ở vùng biển được hun đúc và cô đọng tại đây. Vấn đề đáng lưu ý hiện nay ở Vạn Thủy Tú là phải bảo quản, giữ gìn kiến trúc dân gian cũ. Vì đây là ngôi vạn còn sót lại khi xung quanh đang bước vào giai đoạn phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa nhanh dẫn đến hiện tượng những ngôi nhà cổ, những ngôi chùa, vạn bị hủy hoại hoặc đập phá đi để xây dựng cao to hơn, để rồi mất đi giá trị lịch sử, kiến trúc dân gian buổi đầu tạo dựng.
Sau nhiều lần nhân dân địa phương góp tiền của trùng tu, chắp vá không đồng bộ, từ năm 2003, UBND tỉnh đã có chủ trương cho ngành Văn hóa Thông tin tiến hành lập dự án trùng tu, tôn tạo di tích Vạn Thủy Tú để bảo tồn giá trị của di tích và phục vụ việc tham quan, nghiên cứu và du lịch. Đến nay, dự án đã hoàn thành với tổng giá trị trên 600 triệu đồng. Hiện đơn vị thi công đang phối hợp với nhân dân địa phương chuẩn bị cho việc trùng tu, tôn tạo. Dự kiến đến trước Tết nguyên đán, di tích Vạn Thủy Tú sẽ trùng tu xong, kịp để nhân dân địa phương thực hiện lễ nghi hàng năm và để cho du khách thăm viếng. Trước mắt là điểm tham quan du lịch phục vụ Lễ hội du lịch Bình Thuận- Hội tụ xanh được nhiều người quan tâm.
Vạn Thủy Tú ngày nay tọa lạc trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết. Vạn Thủy Tú được xem là vạn của các vạn, thủy tổ của nghề biển ở Phan Thiết và Bình Thuận. Đây là ngôi vạn cổ có niên đại sớm nhất và có diện tích tổng thể lớn nhất ở Bình Thuận. Xuất phát từ đây đã có nhiều ngôi vạn tách ra từ ngôi vạn này và một số làng ngư khác. Di tích này đã được Nhà nước xếp hạng Quốc gia năm 1996, là một trong 24 di tích Quốc gia tại Bình Thuận.
Nơi lưu giữ di sản văn hóa vật thể
Vạn Thủy Tú sử dụng lối kiến trúc dân gian. Toàn bộ các vì kèo, rường cột và hệ thống kết cấu gỗ ở đây đều được chọn các loại gỗ quý. Từ những cây cột lớn đến các cây kèo, trính, đòn tay, các chi tiết được lắp ghép trong ngôi vạn đều được trau chuốt, chạm khắc tỉ mỉ. Đến nay, so với hàng chục ngôi vạn thờ Hải Thần dọc bờ biển Bình Thuận thì ngôi vạn này có kiến trúc cổ còn giữ nguyên trạng.
Vạn còn chứa nhiều hiện vật quý hiếm cũng như các tác phẩm mỹ thuật tiêu biểu cho nghệ thuật chạm gỗ, đúc đồng, nặn tượng do bàn tay khéo léo của các nghệ nhân thế kỷ XVIII tạo nên. Có thể kể đến các hiện vật như: chuông đồng, tượng đất nung, khám thờ, hương án, bao lam, thành vọng, hoành phi, liễn đối… có từ những thế kỷ trước, hàm chứa nhiều nội dung thông tin cần thiết cho nhiều ngành khoa học.
Điều đáng quan tâm là: Các lăng vạn ở vùng biển Bình Thuận đều có Sắc phong thần của các vua thuộc triều đình nhà Nguyễn. Ở Vạn Thủy Tú còn lưu giữ 24 sắc phong, lâu nhất là sắc phong đời vua Thiệu Trị (1841). Nội dung các sắc phong về thời điểm, địa danh làng vạn có khác nhau nhưng đều có chung một nội dung là: Phong cá Ông với các thần danh như: Đông Hải cự tộc ngọc lân tôn thần, Nam Hải Đại Nam Tướng Quân.
Trong đó có một bộ xương cá Voi xám, vừa được phục chế với sự giúp đỡ của Viện Hải dương học Nha Trang vào giữa năm 2003, có chiều dài 22 m, ước tính khi cá còn sống có trọng lượng khoảng 65 tấn. Cho đến nay, bộ xương này có niên đại sớm nhất, lớn nhất và duy nhất (do con người lưu giữ và bảo quản chứ không phải do khai quật khảo cổ học). Ngoài ra trong vạn còn lưu giữ hơn 100 bộ xương cốt cá voi và các loài cá lạ khác, không ít các bộ xương của những con rùa da khổng lồ. Đây là một lợi thế mà chúng ta cần tận dụng trong việc thu hút khách du lịch đến các làng biển.
Nơi lưu giữ di sản văn hóa phi vật thể
Ngoài các giá trị của kiến trúc cổ theo lối dân gian, ở di tích này còn chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa phi vật thể. Điều đáng nói ở đây là sau gần 250 năm, các loại hình văn hóa phi vật thể gần như còn nguyên vẹn với các yếu tố nguyên gốc. Vạn Thủy Tú, nơi đó còn lưu giữ lại những truyền thuyết về cá Thần mà ngư dân miền biển thường đồn đại. Cá Thần được ngư dân làm nghề biển gọi bằng nhiều tên khác nhau như: Ông Nam Hải, Ông Chuông, Ông Lộng, Ông Khơi… Người ta cho rằng, "Ông" do thần thánh nào đó hiện thân, hoặc vì cứu giúp thuyền bè nào đó ngoài khơi phải hy sinh để bảo vệ tính mạng cho loài người, hoặc do Ngọc Hoàng, Long Vương sai ghé vào bờ giúp đỡ dân làng bị hoạn nạn trên biển.
Ở các làng ngư ven biển Bình Thuận và một số nơi ở vùng biển Trung Bộ, còn có truyền thuyết về cá Voi như sau: "Xưa kia đức Phật Quan Âm trong tuần Du Đại Hải, ngậm ngùi đau xót cho số phận của người trần chết trận chìm ngoài biển khơi, nên xé chiếc áo cà sa làm muôn ngàn mảnh thả trên mặt biển làm phép thành cá Ông,
lấy bộ xương Voi ban cho để cá có thân hình to lớn, lại ban cho phép Thâu đường để lội thật mau hầu làm tròn trách nhiệm cứu vớt người lâm nạn…"
Trong nhận thức của ngư dân về sự tồn vinh và biết ơn cá Voi, từ một loài cá ngoài biển khơi, quá trình nhận thức và huyền thoại hóa đã diễn ra, để cá Voi trở thành vật thiêng. Những câu chuyện trên đây đều ít nhiều nhuốm màu truyền thuyết, huyền hoặc thể hiện niềm tin tưởng tuyệt đối của người dân chài vào loài vật có ích. Cá Voi, một sinh vật có ích đã được nhân cách hóa thành một đấng cứu độ nhân thế, một sinh vật hiền và thiêng giúp con người vượt ra khỏi tai nạn, vì thế được ngư dân miền biển biết ơn, tôn sùng không những lúc sống mà cả lúc chết.
Vạn Thủy Tú được mọi người biết đến không phải chỉ có những giá trị thuộc về kiến trúc và văn hóa nghệ thuật. Nó còn là ngôi nhà chung của cả cộng đồng ngư dân và nhân dân ở đây, là niềm tin thiêng liêng ăn sâu vào ký ức tâm linh của mọi người.
Để bảo vệ ngôi vạn và duy trì những nghi thức, luật lệ đã có ở Vạn, ngay từ thế kỷ trước đã có hương ước của làng và đến đầu thế kỷ này (qua tài liệu còn lưu giữ ở vạn) đã có nội quy phát triển từ hương ước của làng về kế tục tín ngưỡng, thời gian tổ chức lễ hội hàng năm, đến việc đóng góp, tu bổ… tinh thần tương thân, ái hữu doàn kết.
Tuy nhiên, trong nhiều yếu tố cơ bản cấu thành nội dung ở Vạn Thủy Tú, cái cốt lõi chính là văn hóa truyền thống, văn hóa dân gian ở vùng biển được hun đúc và cô đọng tại đây. Vấn đề đáng lưu ý hiện nay ở Vạn Thủy Tú là phải bảo quản, giữ gìn kiến trúc dân gian cũ. Vì đây là ngôi vạn còn sót lại khi xung quanh đang bước vào giai đoạn phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa nhanh dẫn đến hiện tượng những ngôi nhà cổ, những ngôi chùa, vạn bị hủy hoại hoặc đập phá đi để xây dựng cao to hơn, để rồi mất đi giá trị lịch sử, kiến trúc dân gian buổi đầu tạo dựng.
Sau nhiều lần nhân dân địa phương góp tiền của trùng tu, chắp vá không đồng bộ, từ năm 2003, UBND tỉnh đã có chủ trương cho ngành Văn hóa Thông tin tiến hành lập dự án trùng tu, tôn tạo di tích Vạn Thủy Tú để bảo tồn giá trị của di tích và phục vụ việc tham quan, nghiên cứu và du lịch. Đến nay, dự án đã hoàn thành với tổng giá trị trên 600 triệu đồng. Hiện đơn vị thi công đang phối hợp với nhân dân địa phương chuẩn bị cho việc trùng tu, tôn tạo. Dự kiến đến trước Tết nguyên đán, di tích Vạn Thủy Tú sẽ trùng tu xong, kịp để nhân dân địa phương thực hiện lễ nghi hàng năm và để cho du khách thăm viếng. Trước mắt là điểm tham quan du lịch phục vụ Lễ hội du lịch Bình Thuận- Hội tụ xanh được nhiều người quan tâm.
Đăng bởi : Vui Chơi Bình Thuận -thông tin
www.vuichoibinh thuan.blogspot.com là chuyên trang du lịch-vui chơi- khám phá bình thuận
tham gia cùng: :: Thank you for visiting ! ::
BÀI VIẾT MỚI NHẤT:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Không có nhận xét nào: