Home » ki luc
Chùa trên Lầu Ông Hoàng
Lầu Ông Hoàng được mệnh danh là “con mắt xanh” của thành phố Phan Thiết.
Cách thành phố 6 km về hướng Đông Bắc, nơi đây hiện vẫn còn lưu lại di
tích của một thời xa xưa cùng huyền thoại về một thi sĩ đa tài, bạc mệnh
làm quyến rũ hàng triệu trái tim du khách.
Tương truyền, ngày
26-12-1910, một ông Hoàng người Pháp, công tước De Montpensier, sang
Đông Dương du lịch, săn bắn và đã bị ngọn đồi “chinh phục”. Ông nảy sinh
ý tưởng xây dựng một ngôi dinh thự trên ngọn đồi tuyệt vời này. Nguyện
vọng đó đã được nhà cầm quyền Pháp ở Bình Thuận chấp thuận và bán ngọn
đồi Bà Nài cho ông. Cuối tháng 2 năm sau, vị công tước cho khởi công xây
dựng ngôi dinh thự trong diện tích 536m2, cách nhóm tháp Pô-Sha-Nư 100 m
về hướng Nam, bao gồm 13 phòng với những tiện nghi hiện đại và sang
trọng vào loại bậc nhất thời bấy giờ. Từ đó, nhân dân trong vùng quen
gọi ngọn đồi với cái tên của chủ nhân nó: Lầu Ông Hoàng. Mấy chục năm
sau, thi sĩ Hàn Mặc Tử đã đến địa danh này và để lại những câu chuyện
tình cảm động khiến cho Lầu Ông Hoàng càng tăng thêm tính huyền thoại,
nhất là vào những đêm trăng:
Ta lang thang tìm tới chốn lầu trăng
Lầu Ông Hoàng người thiên hạ đồn vang
Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết
Ôi trời ôi! Là Phan Thiết! Phan Thiết!
Mà tang thương còn lại mảnh trăng rơi…
Hiện nay, Lầu Ông Hoàng bao gồm một quần thể núi đồi, sông, biển, chùa tháp tạo thành một thắng cảnh nổi tiếng của đất Bình Thuận. Từ xa xưa, ngọn đồi là nơi ngự trị của nhóm tháp cổ Pô-Sha-Nư, nơi thờ các tiểu tiên nữ con gái thần mẹ Pô Nagar. Tuyệt tác của dân tộc Chăm hiện nay chỉ còn lại ba ngôi tháp và nhiều thân tháp khác bị đổ chỉ còn lại những nền móng, phế tích. Ba ngôi tháp phân bổ trên hai tầng đất, quay mặt về hướng biển - những ngọn tháp vuông nhiều tầng, có niên đại từ thế kỷ thứ VIII, thuộc phong cách nghệ thuật Hòa Lai, một loại hình tháp Khmer thời Chân Lạp.
Có lẽ những di tích và huyền thoại kia to lớn đến độ che lấp cả một ngôi chùa cổ được mệnh danh là “ngự tứ” nằm ngay trên tầng đất thứ hai của ngọn đồi. Ngôi chùa được xây dựng từ năm nào không rõ, có lẽ vào khoảng 200 năm sau thời kỳ mở đất Bình Thuận, khoảng cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Chùa được vua Gia Long ngự ban cho danh hiệu “Ngự tứ Bửu Sơn tự”. Chùa quay mặt về thành phố Phan Thiết, hướng cửa biển Phú Hài quanh năm lộng gió, lưng đấu với một trong ba ngôi tháp cổ Pô-Sha-Nư. Đứng trên chùa, du khách có thể nhìn bao quát về thành phố Phan Thiết - buổi chiều, thành phố đẹp như một bài thơ; buổi sáng, nhìn về phía biển, biển rực hồng tuyệt đẹp. Nhất là vào những đêm rằm, chùa “dào dạt ánh trăng thanh” - như câu thơ của thi sĩ Huyền Không ngày nào.
Chùa Bửu Sơn khá nhỏ, nhìn từ xa không có gì ấn tượng, ngoại trừ những pho tượng lộ thiên màu trắng, nổi bật lên bởi ngọn tháp cổ màu đất nung đỏ rực phía sau làm nền. Chính điện thờ Phật Thích Ca và những pho tượng cổ hiện nay đã mất do một thời gian dài chiến tranh và vắng bóng trụ trì. Năm 1950, chùa bị phá hủy hoàn toàn bởi bom đạn. Đến năm 1954, hai Phật tử Phạm Khắc Minh và Nguyễn Thanh Vân xây dựng lại với kiến trúc như hôm nay. Năm 1958, chùa thành lập Gia đình Phật tử Thiện Chánh do ông Lâm Vĩnh Bá tổ chức. Năm 1961, bổn đạo và ông Lâm Vĩnh Bá trùng tu lại chùa, dựng pho tượng Quán Thế Âm lộ thiên quay mặt về hướng biển như sẵn lòng phù hộ cho ngư dân quanh vùng Phú Hài…
Bên cạnh chùa hiện nay vẫn còn một ngôi tháp nhỏ hai tầng, không biết là của vị tổ sư nào. Bởi chùa đã trải qua nhiều đời trụ trì và những đời trụ trì đầu không còn biết rõ thời gian, như: Hòa thượng Hoằng Phúc, Đại sư Tâm Quảng. Trong vòng 10 năm, từ 1964 đến 1974, chùa trải qua đến 7 đời trụ trì và không có vị nào trụ trì được quá 3 năm! Vị trụ trì hiện nay còn khá trẻ, ĐĐ Thích Nguyên Sắc, sau khi tốt nghiệp trường Trung cấp Phật học tỉnh Bình Thuận năm 2000, thầy đã được bổ nhiệm về trụ trì chùa Bửu Sơn cho đến nay.
Hiện tại, chùa đang được ĐĐ Nguyên Sắc tu bổ nhẹ. Hầu như không thừa hưởng những “di sản” trước đó bao nhiêu ngoài ngôi chùa cổ và một bộ phan bằng gỗ khắc danh hiệu của những vị Bồ tát - được xem là một vật quý, độc đáo và đặc sắc - ĐĐ Nguyên Sắc hầu như phải gầy dựng lại từ đầu, từ việc tạo cảnh quan chùa cho đến tạo không khí sinh hoạt tín ngưỡng, tu tập cho Phật tử đến chùa tụng kinh, lễ Phật. Ước mong của vị ĐĐ trẻ này là làm sao cho ngôi chùa là một điểm đến tâm linh của du khách khi hành hương Phan Thiết. Đặc biệt vào mùa nắng hạn, “con mắt xanh” của Phan Thiết như khép lại, để trơ một ngọn đồi khô khốc, nên việc trồng cây xanh quanh chùa là một việc làm thiết thực và khẩn cấp.
Ngày nay, khi nhắc đến nhóm di tích Lầu Ông Hoàng, người ta không thể không nhắc đến ngôi chùa Bửu Sơn. Tuy nhiên, để ngôi chùa thực sự là một điểm đến của du khách, thiết tưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh cần phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin Bình Thuận tôn tạo lại cảnh quan ngôi chùa cổ “ngự tứ”, nhất là việc xin phép dựng lại pho tượng Quan Âm đã bị đổ nát trên đỉnh đồi để khu di tích bớt lạnh lẽo và hoang phế thêm.
Ta lang thang tìm tới chốn lầu trăng
Lầu Ông Hoàng người thiên hạ đồn vang
Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết
Ôi trời ôi! Là Phan Thiết! Phan Thiết!
Mà tang thương còn lại mảnh trăng rơi…
Hiện nay, Lầu Ông Hoàng bao gồm một quần thể núi đồi, sông, biển, chùa tháp tạo thành một thắng cảnh nổi tiếng của đất Bình Thuận. Từ xa xưa, ngọn đồi là nơi ngự trị của nhóm tháp cổ Pô-Sha-Nư, nơi thờ các tiểu tiên nữ con gái thần mẹ Pô Nagar. Tuyệt tác của dân tộc Chăm hiện nay chỉ còn lại ba ngôi tháp và nhiều thân tháp khác bị đổ chỉ còn lại những nền móng, phế tích. Ba ngôi tháp phân bổ trên hai tầng đất, quay mặt về hướng biển - những ngọn tháp vuông nhiều tầng, có niên đại từ thế kỷ thứ VIII, thuộc phong cách nghệ thuật Hòa Lai, một loại hình tháp Khmer thời Chân Lạp.
Có lẽ những di tích và huyền thoại kia to lớn đến độ che lấp cả một ngôi chùa cổ được mệnh danh là “ngự tứ” nằm ngay trên tầng đất thứ hai của ngọn đồi. Ngôi chùa được xây dựng từ năm nào không rõ, có lẽ vào khoảng 200 năm sau thời kỳ mở đất Bình Thuận, khoảng cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Chùa được vua Gia Long ngự ban cho danh hiệu “Ngự tứ Bửu Sơn tự”. Chùa quay mặt về thành phố Phan Thiết, hướng cửa biển Phú Hài quanh năm lộng gió, lưng đấu với một trong ba ngôi tháp cổ Pô-Sha-Nư. Đứng trên chùa, du khách có thể nhìn bao quát về thành phố Phan Thiết - buổi chiều, thành phố đẹp như một bài thơ; buổi sáng, nhìn về phía biển, biển rực hồng tuyệt đẹp. Nhất là vào những đêm rằm, chùa “dào dạt ánh trăng thanh” - như câu thơ của thi sĩ Huyền Không ngày nào.
Chùa Bửu Sơn khá nhỏ, nhìn từ xa không có gì ấn tượng, ngoại trừ những pho tượng lộ thiên màu trắng, nổi bật lên bởi ngọn tháp cổ màu đất nung đỏ rực phía sau làm nền. Chính điện thờ Phật Thích Ca và những pho tượng cổ hiện nay đã mất do một thời gian dài chiến tranh và vắng bóng trụ trì. Năm 1950, chùa bị phá hủy hoàn toàn bởi bom đạn. Đến năm 1954, hai Phật tử Phạm Khắc Minh và Nguyễn Thanh Vân xây dựng lại với kiến trúc như hôm nay. Năm 1958, chùa thành lập Gia đình Phật tử Thiện Chánh do ông Lâm Vĩnh Bá tổ chức. Năm 1961, bổn đạo và ông Lâm Vĩnh Bá trùng tu lại chùa, dựng pho tượng Quán Thế Âm lộ thiên quay mặt về hướng biển như sẵn lòng phù hộ cho ngư dân quanh vùng Phú Hài…
Bên cạnh chùa hiện nay vẫn còn một ngôi tháp nhỏ hai tầng, không biết là của vị tổ sư nào. Bởi chùa đã trải qua nhiều đời trụ trì và những đời trụ trì đầu không còn biết rõ thời gian, như: Hòa thượng Hoằng Phúc, Đại sư Tâm Quảng. Trong vòng 10 năm, từ 1964 đến 1974, chùa trải qua đến 7 đời trụ trì và không có vị nào trụ trì được quá 3 năm! Vị trụ trì hiện nay còn khá trẻ, ĐĐ Thích Nguyên Sắc, sau khi tốt nghiệp trường Trung cấp Phật học tỉnh Bình Thuận năm 2000, thầy đã được bổ nhiệm về trụ trì chùa Bửu Sơn cho đến nay.
Hiện tại, chùa đang được ĐĐ Nguyên Sắc tu bổ nhẹ. Hầu như không thừa hưởng những “di sản” trước đó bao nhiêu ngoài ngôi chùa cổ và một bộ phan bằng gỗ khắc danh hiệu của những vị Bồ tát - được xem là một vật quý, độc đáo và đặc sắc - ĐĐ Nguyên Sắc hầu như phải gầy dựng lại từ đầu, từ việc tạo cảnh quan chùa cho đến tạo không khí sinh hoạt tín ngưỡng, tu tập cho Phật tử đến chùa tụng kinh, lễ Phật. Ước mong của vị ĐĐ trẻ này là làm sao cho ngôi chùa là một điểm đến tâm linh của du khách khi hành hương Phan Thiết. Đặc biệt vào mùa nắng hạn, “con mắt xanh” của Phan Thiết như khép lại, để trơ một ngọn đồi khô khốc, nên việc trồng cây xanh quanh chùa là một việc làm thiết thực và khẩn cấp.
Ngày nay, khi nhắc đến nhóm di tích Lầu Ông Hoàng, người ta không thể không nhắc đến ngôi chùa Bửu Sơn. Tuy nhiên, để ngôi chùa thực sự là một điểm đến của du khách, thiết tưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh cần phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin Bình Thuận tôn tạo lại cảnh quan ngôi chùa cổ “ngự tứ”, nhất là việc xin phép dựng lại pho tượng Quan Âm đã bị đổ nát trên đỉnh đồi để khu di tích bớt lạnh lẽo và hoang phế thêm.
Đăng bởi : Vui Chơi Bình Thuận -thông tin
www.vuichoibinh thuan.blogspot.com là chuyên trang du lịch-vui chơi- khám phá bình thuận
tham gia cùng: :: Thank you for visiting ! ::
BÀI VIẾT MỚI NHẤT:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Không có nhận xét nào: