Home » ki luc
Chùa Thạnh Lâm - nơi có Bảo tháp đẹp và chiếc chuông to nhất Bình Thuận
Chùa Thạnh Lâm tọa lạc
tại thôn Quý Thạnh xã Ngũ Phụng huyện đảo Phú Quý, có lịch sử xây dựng
vào năm 1740, thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765). Tương truyền
rằng vào thời ấy có 50 người dân quê gốc Bình Định theo đường biển vào
Phú Quý làm ăn.
Trước
một hòn đảo hoang sơ, kỳ bí, lành ít, dữ nhiều, những người dân ấy đã
lập nên đền, chùa thờ chư Phật, cầu cho tai qua nạn khỏi.
Ban đầu chùa Thạnh Lâm có diện tích bằng một căn nhà tranh nhỏ, dần dần mở rộng ra. Đến năm 1993, chùa Thạnh Lâm đã qua 3 lần trùng tu, phát triển. Ở lần trùng tu thứ 3, nhờ quyên góp và sự phát tâm cúng dường của các tín đồ Phật giáo, đặc biệt là các tín đồ quê ở Phú Quý đang làm ăn, sinh sống tại nước ngoài, chùa Thạnh Lâm có được số tiền lớn để đúc một quả chuông và xây một Bảo tháp hình lục giác trong khuôn viên chùa.
Năm 1995, chuẩn bị cho việc đúc quả chuông nặng 1,2 tấn, các nhà sư ở chùa Thạnh Lâm đã tìm đến ông Nguyễn Văn Xứng, một nghệ nhân chuyên đúc đồng ở 78 Bùi Thị Xuân, Tp. Huế, tìm hiểu mẫu chuông. Trong thời gian gần 2 năm (tính từ lúc tìm hiểu rồi ký hợp đồng) quả chuông có chiều cao 2,2 mét, dày 10cm, đường kính lớn hơn 1 mét mới được đúc xong. Trong quá trình đúc nghệ nhân đã pha một lượng nhỏ kim loại quý trong chuông vì vậy khi đánh lên âm thanh có thể vang xa trong vòng bán kính trên 15 cây số. Đã có nhiều ngư dân Phú Quý, đang đánh bắt trên biển, nhờ nghe chuông vang vọng, biết là gần sáng liền vội vã quay về cho kịp buổi chợ.
Ban đầu chùa Thạnh Lâm có diện tích bằng một căn nhà tranh nhỏ, dần dần mở rộng ra. Đến năm 1993, chùa Thạnh Lâm đã qua 3 lần trùng tu, phát triển. Ở lần trùng tu thứ 3, nhờ quyên góp và sự phát tâm cúng dường của các tín đồ Phật giáo, đặc biệt là các tín đồ quê ở Phú Quý đang làm ăn, sinh sống tại nước ngoài, chùa Thạnh Lâm có được số tiền lớn để đúc một quả chuông và xây một Bảo tháp hình lục giác trong khuôn viên chùa.
Năm 1995, chuẩn bị cho việc đúc quả chuông nặng 1,2 tấn, các nhà sư ở chùa Thạnh Lâm đã tìm đến ông Nguyễn Văn Xứng, một nghệ nhân chuyên đúc đồng ở 78 Bùi Thị Xuân, Tp. Huế, tìm hiểu mẫu chuông. Trong thời gian gần 2 năm (tính từ lúc tìm hiểu rồi ký hợp đồng) quả chuông có chiều cao 2,2 mét, dày 10cm, đường kính lớn hơn 1 mét mới được đúc xong. Trong quá trình đúc nghệ nhân đã pha một lượng nhỏ kim loại quý trong chuông vì vậy khi đánh lên âm thanh có thể vang xa trong vòng bán kính trên 15 cây số. Đã có nhiều ngư dân Phú Quý, đang đánh bắt trên biển, nhờ nghe chuông vang vọng, biết là gần sáng liền vội vã quay về cho kịp buổi chợ.
Trong
thời gian chuyển chuông từ Huế về đến chùa, Thạnh Lâm cũng tiến hành
xây Bảo tháp. Đến đầu tháng 4 năm nay, Bảo tháp lục giác đã hoàn thành,
gồm 7 tầng, 8 nóc; chiều cao từ đáy lên đến đỉnh 21 mét. Ở mỗi nóc của
mỗi tầng đều có gắn những con rồng theo kiểu rồng trong các lăng tẩm của
các vua nhà Nguyễn trên đất kinh thành (Huế), và đều do những người thợ
xây dựng gốc Huế tạo tác.
Mỗi tầng có chức năng thờ riêng, cũng như là nơi để trưng bày kinh sách nhà Phật. Bảo tháp lục giác cùng với tháp chuông tạo thành hai công trình kiến trúc mang tính nghệ thuật của chùa Thạnh Lâm. Hiện nay chuông chùa Thạnh Lâm được xác định là to nhất trong số chuông các chùa ở Bình Thuận. Nó nặng hơn 200 kg so với chuông của chùa Phật Quang phường Hưng Long (Phan Thiết) vốn đã to. Mẫu chuông chùa Thạnh Lâm ngay sau đó đã được các nghệ nhân dùng đúc chiếc chuông nặng 1 tấn ở đền Bến Dược huyện Củ Chi (Tp. HCM).
Mỗi tầng có chức năng thờ riêng, cũng như là nơi để trưng bày kinh sách nhà Phật. Bảo tháp lục giác cùng với tháp chuông tạo thành hai công trình kiến trúc mang tính nghệ thuật của chùa Thạnh Lâm. Hiện nay chuông chùa Thạnh Lâm được xác định là to nhất trong số chuông các chùa ở Bình Thuận. Nó nặng hơn 200 kg so với chuông của chùa Phật Quang phường Hưng Long (Phan Thiết) vốn đã to. Mẫu chuông chùa Thạnh Lâm ngay sau đó đã được các nghệ nhân dùng đúc chiếc chuông nặng 1 tấn ở đền Bến Dược huyện Củ Chi (Tp. HCM).
Được
biết, ngoài chiếc chuông nặng kể trên, chùa Thạnh Lâm còn có 1 chiếc
chuông nhỏ mà theo những sư thầy kể lại có từ khi thành lập chùa (?).
Đăng bởi : Vui Chơi Bình Thuận -thông tin
www.vuichoibinh thuan.blogspot.com là chuyên trang du lịch-vui chơi- khám phá bình thuận
tham gia cùng: :: Thank you for visiting ! ::
BÀI VIẾT MỚI NHẤT:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Không có nhận xét nào: