Home » lagi
La Gi và những điều chưa biết ?
Bản đồ hành chính
La Gi (phát âm: /la-zi/) là một thị xã thuộc tỉnh Bình Thuận. La Gi vốn là tên thị trấn huyện lị của huyện Hàm Tân và được nâng cấp, mở rộng thành thị xã (đô thị loại IV) theo quyết định số 1222/QĐ-BXD ngày 3 tháng 6 năm 2005 của bộ trưởng Bộ Xây dựng Việt Nam. La Gi có diện tích là 18.282,64 ha và 112.558 nhân khẩu. Mật độ dân cư: 616 người/km².
Về hành chính, La Gi gồm 5 phường:
- Tân An
- Phước Hội
- Phước Lộc
- Tân Thiện
- Bình Tân
và 4 xã:
- Tân Phước
- Tân Tiến
- Tân Hải
- Tân Bình
Các thắng cảnh: Đồi Dương, Bãi Dương Cam Bình, Ngảnh Tam Tân, Hòn Bà, Dinh Thầy Thím...
Cảng
Lagi là một trong những Cảng cá biển vào loại lớn nhất Tỉnh Bình Thuận
và khu vực; Hiện tại (2010) trong quá trình phát triển của mình đô thị
Lagi nằm giữa hai trung tâm lớn là Phan Thiết (cách Lagi 68km về hướng
Bắc) và Bà Rịa (cách Lagi 50 km về hướng Đông Nam) và những vùng kinh tế
quan trọng như Cảng nước sâu Kê Gà (Cách thị xã Lagi 10 Km về hướng
Đông Bắc), trung tâm dịch vụ Dầu Khí và công nghiệp Sơn Mỹ (cách Lagi 10
Km về hướng đông nam) cùng với việc đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông
như QL55, đường giao thông ven biển...sẽ tạo cho Lagi những ưu thế về
mặt địa lý và tạo ra cơ hội lớn để cho đô thị này phát triển mạnh trong
vài năm tới.
Ngư trường La Gi
Hiện các tuyến xe buýt đang hoạt động:
Ngư trường La Gi
- La Gi - Hàm Thuận Nam - Phan Thiết
- La Gi - Tân Nghĩa
- La Gi - Tân Tiến
- La Gi - Sơn Mỹ
- La Gi - Tân Minh
Lịch sử hình thành cái tên La Gi :
Bùng binh dốc Tân An (La Gi)
Quá trình hình thành dân cư ở Lagi mang tính đặc thù của một vùng đất tụ nghĩa. Với tiềm năng thiên nhiên phong phú, địa thế hẻo lánh, Lagi là nơi thu hút nhiều người dân miền Trung phiêu tán, tha phương cầu thực và không ít những người bất mãn chống đối nhà cầm quyền phong kiến địa phương về đây nương náu, khai phá, định cư lập nghiệp.
Có điều lạ vì sao những ghi chép cũ từ chữ Hán là Di (La Di) nhưng trên các văn bản Tòa công sứ Bình Thuận đầu thế kỷ 20 thì gọi Lagi. Nếu liên hệ các địa danh trong tỉnh vẫn gặp La Gàn, La Giang, La Ngâu, La Dạ, La Ngà… và ở tỉnh Ninh Thuận cũng có con sông La Gi tức sông Pha (Krông Pha) thì nghĩ đến những địa danh này có nguồn gốc của dân tộc miền núi hoặc Chăm.
Tương tự tại La Gi có con sông Dinh phát nguồn từ núi Ông (Tánh Linh) nhưng ở Phan Rang cũng có sông Dinh, tìm hiểu đây là tên gọi của người Chăm, với bất cứ con sông nào chảy qua nơi cư dân tập trung thì gọi là sông Dinh. Theo người Chăm cũng có địa danh Ladik, có thể là La Di? Nhưng vì sao từ Di lại trở thành Gi. Ở Phù Cát (Bình Định) có một làng biển cũng có tên Đề Gi, xưa thuộc huyện Phù Ly.
Trước năm 1975 có cuốn sách với tựa “Nguồn gốc Mã Lai” của nhà văn Bình Nguyên Lộc đề cập đến từ “lagi” và suy luận từ cuộc chiến tranh với Chân Lạp, vùng đất này xưa là của Phù Nam, rồi của Chăm. Cả hai dân tộc đều nói tiếng Mã Lai đợt nhì… Với cách giải thích của nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Bố Xuân Hổ, từ La gắn với các địa danh không thể dịch nghĩa cụ thể được, đó là phát âm của người Chăm.
Còn phiên ra chữ viết của người Hoa là Di, người Kinh thì dựa theo phiên âm, chữ viết tiếng Pháp, sự phân tích này có tính hợp lý hơn. Do đó La Gi là cách phiên âm từ tiếng Pháp để rồi tồn tại đến nay. Địa danh La Gi (hoặc La Di) không nằm trong đối tượng, tiêu chí của bất cứ nhóm, loại, dạng nào nếu theo nghiên cứu địa danh học của A.V.Superanskaja.
Nhưng hiện nay trong cách viết vẫn còn bất cập, cần được thống nhất trên văn bản hành chính một cách nghiêm túc, tránh tùy tiện khi sử dụng địa danh mà không nắm vững các đặc điểm về nguồn gốc lịch sử ra đời. Trên cơ sở chưa có gì để rõ hơn về nguồn gốc thì hãy coi đây là địa danh có nguồn từ âm ngữ biến đổi vốn vay mượn của một dân tộc. Do đó La Gi phải được viết rời không gạch nối và viết hoa cả hai từ theo qui cách viết địa danh.
Điều khá rắc rối thường gặp, với người ở xa mới đến, phát âm theo vần đọc là “la-ghi”! Suy ra cũng đúng thôi với chữ viết La Gi. Nhưng với người địa phương bản xứ thì thuần thục trong cách đọc là “la- di”, tức phát âm đúng với chữ gốc La Di. Nhưng dù đọc như thế nào, địa danh La Gi nay đã thấm đậm vào lòng người của các thế hệ sinh ra và sống trên mảnh đất tụ nghĩa với đặc thù thiên nhiên rừng, biển dành cho những con người tứ xứ mang tính chất sống động và lãng mạn ở đây.
Điểm đáng nhớ khi nhắc đến La Gi:
Dinh thầy thím
Là một miền quê nhỏ bé thì cái gì để nhớ đối với người phương xa từng tạt đến đôi lần, chắc là do một địa danh, một đặc sản, một thắng tích… có liên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc có một nguồn gốc và ý nghĩa riêng.
Món ghẹ nướng
Do vậy mà từng đối tượng tuổi tác, nghề nghiệp xã hội người ta thường giới thiệu cho nhau về quê nhà hoặc nơi mình đã biết, đó là Dinh Thầy Thím, Hòn Bà, La Gi…. hoặc thấy cần thêm để nhắc nhớ bằng vài sự kiện thời sự hay loại đặc sản nào đó.
Gỏi ốc giác
Nhưng mực, tôm, cá ở vùng biển này chưa phải là điều hơn hẳn trong khu vực dọc dài duyên hải biển Đông. Tính dân dã của một số người đến La Gi không gì nhập tâm hơn là địa danh Dinh Thầy Thím dù nằm bên cạnh bãi biển đẹp Ngảnh Tam Tân bởi một huyền thoại tâm linh.
Một nơi không có núi lại đột ngột nổi lên hòn đảo nhỏ Hòn Bà trên mặt biển quanh năm êm ả mới lạ lùng và câu chuyện tình ly tan với dấu tích Bà Chúa Ngọc Thiên Y Ana từ thuở xa xưa cũng làm cho khách đến khó quên…
Không phải là của mình nhưng để thấy đặc điểm về địa lý đối với khách du lịch khám phá cảnh quan thiên nhiên thì có thể nói La Gi nằm trong quần thể suối nước nóng Bình Châu, hải đăng Khe Gà tròn 110 tuổi và Chùa núi Tà Cú có tượng Phật nằm lớn nhất Đông Nam Á… La Gi cũng là nơi còn những bãi biển hoang sơ, thơ mộng sẽ nối dài với cảnh quan du lịch nổi tiếng Mũi Né- Phan Thiết và cách xa chưa hơn 90 km đã tới Vũng Tàu.
Đăng bởi : Vui Chơi Bình Thuận -thông tin
www.vuichoibinh thuan.blogspot.com là chuyên trang du lịch-vui chơi- khám phá bình thuận
tham gia cùng: :: Thank you for visiting ! ::
BÀI VIẾT MỚI NHẤT:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Không có nhận xét nào: