Home » van hoa
Lễ hội cầu ngư
Phước Lộc là vạn chài được hình thành khá sớm ở Hàm Tân. Nơi đây quy
tụ hơn 500 chủ thuyền và hàng ngàn lao động biển. Người dân Phước Lộc
rất thông thạo nghề đánh bắt hải sản. Họ xuôi ngược gần như không sót
ngư trường rộng lớn , xa xôi nào trong cả nước. Nhưng dù đi đâu, làm
gì, vẫn không bao giờ họ bỏ qua ngày hội của mình-lễ hội Cầu Ngư. Tạ ơn
biển cả, cầu xin thần Nam Hải cho vụ mùa này may mắn, vui chơi và chúc
nhau những điều tốt lành. Lễ hội Cầu Ngư vào Trung tuần tháng âm lịch,
là lễ hội tưng bừng nhất của Ngư dân và những người có cuộc sống gắn
liền với biển.
Trung tâm lễ hội là vạn chài Phước Lộc, nằm hữu ngạn nơi con sông Dinh đỗ ra biển, giúp cho các hoạt động trên biển, bờ, sông nước đều thuận lợi. Lễ hội kéo dài từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 06(âm lịch), nhưng nhiều ngày trước đó, không khí đã nhộn nhịp hẳn lên. Những đội thuyền đua được sơn, sửa, tập dợt.Làng Phước Lộc sau nhiều đời tạo dựng di cốt Thần Nam Hải đã chất đầy một gian của chánh điện và được xem là tài sản thiêng liêng nhất của ngư dân. Tập tục chịu tang, thờ cúng lưu giữ hài cốt cá Voi (Thần Nam Hải) là tín ngưỡng dân gian thể hiện nghĩa cử của ngư dân. Bởi vì cá Voi là vật có nghĩa, cứu người gặp nạn trong những lúc sóng to gió dữ, được tôn thờ và là biểu hiện của sự may mắn.
Lễ hội Cầu Ngư bắt đầu bằng nghi thức Nghinh Thần. Hàng chục chiếc thuyền trong đoàn nghinh khởi hành ngay tại trước cổng vạn mang theo kiệu, lễ vật, cờ lộng ra khơi trước Ngài. Đoàn chèo Bả Trạo diễn xướng cảnh đánh bắt. Thuyền lớn, thuyền nhỏ bơi quanh reo hò, như xua đàn cá vào nặng tay lưới. Tiếng trống giục giã. tiếng dô hò “bả trạo này, ráng mà theo nhịp thanh ba” sôi động cả một vùng biển. Sau khi đưa thần nhập điện, mọi người đổ ra sông hào hứng tham gia các cuộc tranh tài truyền thống: lắc thúng, đua thuyền, bơi lội hoặc các bộ môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền trên những bãi triều vừa rút. Trong tiếng reo cổ vũ của hàng ngàn người, các chàng trai làng chài như vạm vỡ hơn, khỏe hơn. Các cô gái chẳng còn thẹn, họ có thể bá vai la hét đến khàn giọng khi đội nhà hoặc người mình thương đang về gần đích.
Đến lễ hội Cầu Ngư ta còn thưởng thức nghệ thuật hát tuồng đặc sắc của vùng biển miền Trung. Một sân khấu rộng lớn được dựng ngay chính điện thờ Nam Hải để phục vụ cho việc diễn tuồng. Nếu như lễ hội kéo dài 3 ngày thì hát Bộ có thể kéo dài một tuần hoặc lâu hơn. Đây vừa là nghi thức diễn cho Thần Nam Hải, vừa đáp ứng nhu cầu quần chúng nhân dân vốn đa số xuất thân từ vùng Bình-Phú. Lễ hội Cầu Ngư ngoài việc tế lễ khi bước vào vụ mùa còn là sự ghi ơn các vị Tiền hiền và là dịp trao đổi nghề nghiệp.
Ta bắt gặp đây đó hình ảnh Ngư Ông cùng các chàng trai bàn về luồng lạch, đường dây cứu nạn trong mưa bão…. Người miền biển thành kính với thần linh và sống rất thật lòng. Điều đó dễ thấy khi họ tế lễ, lúc đánh trống chầu, hay cố níu tay bạn mời về nhà thưởng thức món bánh tráng cuốn cá nục đầu mùa, hay con mực xanh tươi nào đó họ dành cho quý khách.
Lễ hội Cầu Ngư làng Phước Lộc là sinh hoạt mang đậm nét vă hoa vùng biển. Những động tác múa, câu hò, nghi lễ đều cần sức trẻ và được giới trẻ tham gia nhiệt tình. Điều đó lý giải tại sao lễ hội có sự lôi cuốn, đoàn kết và sức sống mạnh mẽ đến thế.Quanh năm lao động trên biển miệt mài, vui chơi thư giản trong những ngày lễ hội, để rồi mang theo niềm tin may mắn, thắng lợi vào vụ mùa, lại bắt đầu những chuyến ra khơi.
Trung tâm lễ hội là vạn chài Phước Lộc, nằm hữu ngạn nơi con sông Dinh đỗ ra biển, giúp cho các hoạt động trên biển, bờ, sông nước đều thuận lợi. Lễ hội kéo dài từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 06(âm lịch), nhưng nhiều ngày trước đó, không khí đã nhộn nhịp hẳn lên. Những đội thuyền đua được sơn, sửa, tập dợt.Làng Phước Lộc sau nhiều đời tạo dựng di cốt Thần Nam Hải đã chất đầy một gian của chánh điện và được xem là tài sản thiêng liêng nhất của ngư dân. Tập tục chịu tang, thờ cúng lưu giữ hài cốt cá Voi (Thần Nam Hải) là tín ngưỡng dân gian thể hiện nghĩa cử của ngư dân. Bởi vì cá Voi là vật có nghĩa, cứu người gặp nạn trong những lúc sóng to gió dữ, được tôn thờ và là biểu hiện của sự may mắn.
Lễ hội Cầu Ngư bắt đầu bằng nghi thức Nghinh Thần. Hàng chục chiếc thuyền trong đoàn nghinh khởi hành ngay tại trước cổng vạn mang theo kiệu, lễ vật, cờ lộng ra khơi trước Ngài. Đoàn chèo Bả Trạo diễn xướng cảnh đánh bắt. Thuyền lớn, thuyền nhỏ bơi quanh reo hò, như xua đàn cá vào nặng tay lưới. Tiếng trống giục giã. tiếng dô hò “bả trạo này, ráng mà theo nhịp thanh ba” sôi động cả một vùng biển. Sau khi đưa thần nhập điện, mọi người đổ ra sông hào hứng tham gia các cuộc tranh tài truyền thống: lắc thúng, đua thuyền, bơi lội hoặc các bộ môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền trên những bãi triều vừa rút. Trong tiếng reo cổ vũ của hàng ngàn người, các chàng trai làng chài như vạm vỡ hơn, khỏe hơn. Các cô gái chẳng còn thẹn, họ có thể bá vai la hét đến khàn giọng khi đội nhà hoặc người mình thương đang về gần đích.
Đến lễ hội Cầu Ngư ta còn thưởng thức nghệ thuật hát tuồng đặc sắc của vùng biển miền Trung. Một sân khấu rộng lớn được dựng ngay chính điện thờ Nam Hải để phục vụ cho việc diễn tuồng. Nếu như lễ hội kéo dài 3 ngày thì hát Bộ có thể kéo dài một tuần hoặc lâu hơn. Đây vừa là nghi thức diễn cho Thần Nam Hải, vừa đáp ứng nhu cầu quần chúng nhân dân vốn đa số xuất thân từ vùng Bình-Phú. Lễ hội Cầu Ngư ngoài việc tế lễ khi bước vào vụ mùa còn là sự ghi ơn các vị Tiền hiền và là dịp trao đổi nghề nghiệp.
Ta bắt gặp đây đó hình ảnh Ngư Ông cùng các chàng trai bàn về luồng lạch, đường dây cứu nạn trong mưa bão…. Người miền biển thành kính với thần linh và sống rất thật lòng. Điều đó dễ thấy khi họ tế lễ, lúc đánh trống chầu, hay cố níu tay bạn mời về nhà thưởng thức món bánh tráng cuốn cá nục đầu mùa, hay con mực xanh tươi nào đó họ dành cho quý khách.
Lễ hội Cầu Ngư làng Phước Lộc là sinh hoạt mang đậm nét vă hoa vùng biển. Những động tác múa, câu hò, nghi lễ đều cần sức trẻ và được giới trẻ tham gia nhiệt tình. Điều đó lý giải tại sao lễ hội có sự lôi cuốn, đoàn kết và sức sống mạnh mẽ đến thế.Quanh năm lao động trên biển miệt mài, vui chơi thư giản trong những ngày lễ hội, để rồi mang theo niềm tin may mắn, thắng lợi vào vụ mùa, lại bắt đầu những chuyến ra khơi.
Đăng bởi : Vui Chơi Bình Thuận -thông tin
www.vuichoibinh thuan.blogspot.com là chuyên trang du lịch-vui chơi- khám phá bình thuận
tham gia cùng: :: Thank you for visiting ! ::
BÀI VIẾT MỚI NHẤT:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Không có nhận xét nào: