Home » tanh linh
Mây đắng Đa Mi
Tháng hai, mưa núi chưa về. Ấy là lúc đồng bào K’ho ở xã La
Ngâu (Tánh Linh) cũng như thôn 2, 3 xã La Dạ (Hàm Thuận Bắc) vào rừng
tìm lá bép, đọt mây đắng… làm thực phẩm nhiều ngày.
Một
ngày sau tết Quý Tỵ, trên quốc lộ 55, đoạn từ La Ngâu đi Đa Mi, có đến
hàng chục người dân đi hái lá bép, tìm đọt mây đắng. Vẫn nghe nói đọt
mây đắng chế biến với một số cây trái, lá trong rừng, trở thành những
món ăn khó trộn lẫn vào đâu của đồng bào vùng cao, song vẫn thích nghe
chị K’ Thị Bông ở La Dạ dẫn giải: “ Dây mây có nhiều loại nhưng đọt mây
đắng thì (tui) thường ăn. Mây đắng chỉ to bằng ngón tay út, dài trên
10m, muốn lấy đọt cứ phải kéo dây mây đầy gai xuống cho đến khi chặt
được đoạn đọt dài chừng 50cm.
Đọt mây đem nướng rồi xé ra, lấy cái lỏi trắng trộn với thịt gà, hoặc nấu với cá suối vừa bắt lên thì ngon không gì bằng. Nó có vị đắng của mây, vị chát của lá rừng, vị ngọt thơm của thịt gà… Nếu không trộn gỏi thì xé nhỏ lỏi mây, chấm muối ớt xiêm cũng ngon! Mây đắng nếu đắng thì bằng uống cà phê dưới chợ thôi! Đàn ông, phụ nữ ăn vài đọt mây, uống rượu không biết say đâu…”.
Chị Bông thường theo chồng hái đọt mây, mỗi khi tổ bảo vệ rừng của anh chưa đến phiên tuần rừng. Những ngày đó, vợ chồng rời nhà từ sớm, theo quốc lộ 55 mà đi, cho đến chỗ rẽ vào rừng. Quen thuộc với núi rừng ông bà, đôi vợ chồng này hái đủ loại rau họ tìm thấy ở chân núi giáp Lâm Đồng. Những người khác cũng thế. Trong quá trình đi rừng, tất cả đều không bỏ qua môn thục, khổ qua rừng, lá ớt rừng, vòi voi, cuốn chiếu, rau trai, rau sam, hoa chuối, dền cơm.. tóm lại hái tất những tặng phẩm của rừng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thích đọt mây đắng vì theo họ phòng được sốt rét…
Vẫn biết rằng cách chế biến ẩm thực có nguồn gốc núi rừng rất giản đơn, song không ít người chuộng vì nó giữ nguyên tính nguyên sơ, vì vậy tôi bày tỏ ý muốn được xem chị Bông chế biến món ăn từ mây đắng. Chị Bông nhận lời, hẹn nếu lên thôn 3 La Dạ thì đến nhà chị. Người vùng cao tỏ ra đặc biệt hiếu khách. Thấy người mới quen gật đầu, ánh mắt hai vợ chồng đều lấp lánh niềm vui. Họ theo một lối mòn vào lại rừng. Họ đi rồi nhưng tiếng cười thì ở lại.
Đọt mây đem nướng rồi xé ra, lấy cái lỏi trắng trộn với thịt gà, hoặc nấu với cá suối vừa bắt lên thì ngon không gì bằng. Nó có vị đắng của mây, vị chát của lá rừng, vị ngọt thơm của thịt gà… Nếu không trộn gỏi thì xé nhỏ lỏi mây, chấm muối ớt xiêm cũng ngon! Mây đắng nếu đắng thì bằng uống cà phê dưới chợ thôi! Đàn ông, phụ nữ ăn vài đọt mây, uống rượu không biết say đâu…”.
Chị Bông thường theo chồng hái đọt mây, mỗi khi tổ bảo vệ rừng của anh chưa đến phiên tuần rừng. Những ngày đó, vợ chồng rời nhà từ sớm, theo quốc lộ 55 mà đi, cho đến chỗ rẽ vào rừng. Quen thuộc với núi rừng ông bà, đôi vợ chồng này hái đủ loại rau họ tìm thấy ở chân núi giáp Lâm Đồng. Những người khác cũng thế. Trong quá trình đi rừng, tất cả đều không bỏ qua môn thục, khổ qua rừng, lá ớt rừng, vòi voi, cuốn chiếu, rau trai, rau sam, hoa chuối, dền cơm.. tóm lại hái tất những tặng phẩm của rừng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thích đọt mây đắng vì theo họ phòng được sốt rét…
Vẫn biết rằng cách chế biến ẩm thực có nguồn gốc núi rừng rất giản đơn, song không ít người chuộng vì nó giữ nguyên tính nguyên sơ, vì vậy tôi bày tỏ ý muốn được xem chị Bông chế biến món ăn từ mây đắng. Chị Bông nhận lời, hẹn nếu lên thôn 3 La Dạ thì đến nhà chị. Người vùng cao tỏ ra đặc biệt hiếu khách. Thấy người mới quen gật đầu, ánh mắt hai vợ chồng đều lấp lánh niềm vui. Họ theo một lối mòn vào lại rừng. Họ đi rồi nhưng tiếng cười thì ở lại.
Đăng bởi : Vui Chơi Bình Thuận -thông tin
www.vuichoibinh thuan.blogspot.com là chuyên trang du lịch-vui chơi- khám phá bình thuận
tham gia cùng: :: Thank you for visiting ! ::
BÀI VIẾT MỚI NHẤT:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Không có nhận xét nào: