Home » tanh linh
Du lịch Tánh Linh - mới chỉ có tiềm năng
So với các vùng du lịch khác của tỉnh, Du lịch Tánh Linh hầu
như mới chỉ bắt đầu. Tuy nhiên, tiềm năng của vùng này thật sự đáng để
các nhà kinh doanh du lịch chú ý, nhất là bức tranh thác kì thú và khung
cảnh hoang sơ của vùng rừng núi. Thêm vào đó, vùng này là căn cứ kháng
chiến vang danh một thời của chiến trường Khu VI.
Bắt đầu từ bức tranh thác, mới thấy hết vẻ đẹp độc đáo của vùng
rừng núi này. Đi khoảng 3-4 cây số từ trung tâm huyện, điểm đến đầu tiên
là Thác Bà đã từ lâu níu chân du khách. Thác Bà nằm giữa vùng rừng núi
hoang sơ của khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông. Giữa khu rừng già với dầu,
sến hàng mấy chục năm tuổi, Thác Bà với 3 tầng thác độc đáo, trong đó
thác 3, cao và hiểm trở nhất là căn cứ địa của Tỉnh ủy Bình Tuy cũ. Chỉ
là cảnh quan tự nhiên, chưa có bất cứ một sự đầu tư nào nhưng hàng năm,
Thác Bà cũng đón trên 10.000 khách đến tham quan, khám phá. Trong đó
riêng mùa tết có khoảng 6.000 khách. Thác Bà hiện đã được UBND tỉnh cho
phép Công ty TNHH sản xuất thương mai Tự Cường lập dự án đầu tư du lịch
sinh thái. Trong đó có phần khôi phục lại căn cứ địa Bình Tuy cũ và
hình thành một cầu treo để phục vụ du khách tham quan thác, khám phá
những điều kì thú, hoang sơ của khu bảo tồn thiên nhiên.
Bên cạnh Thác Bà, Tánh Linh còn có một hệ thống thác hùng vĩ khác như thác Mưa Bay tại đèo Tà Pứa với độ cao trên 40 m, thác Trượt thơ mộng với bãi đá nhiều màu, thác Đầu Trâu vừa lạ mắt vừa hấp dẫn bởi hồ nước tự nhiên dưới chân thác rộng hơn 100m2, tha hồ cho du khách vùng vẫy. Thác Đa Mi nhiều tầng cao thấp khác nhau quanh năm hòa lên bản nhạc nước độc đáo. Bên cạnh đó là hồ Hàm Thuận- Đa Mi nằm trong vùng quy hoạch du lịch của tỉnh. Những tiềm năng kì thú mà thiên nhiên ban tặng cho vùng rừng núi Tánh Linh rất phù hợp cho phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu động thực vật, tham quan, nghỉ dưỡng, hình thành các dịch vụ nuôi thú rừng, câu cá, thể thao nước. Riêng chiến thắng Hoài Đức- Bắc Ruộng là một bản anh hùng ca mà bất cứ người dân nào của chiến trường khu VI cũng tự hào và nhớ về. Nơi đây đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để xây dựng bia chiến thắng trên diện tích rộng 2ha. Và chắc chắn hàng năm sẽ đón một lượng khách không nhỏ qua những tour du lịch về nguồn.
Ngoài những cảnh quan, di tích lịch sử, Tánh Linh còn một lợi thế khác không kém phần quan trọng là những khu bảo tồn thiên nhiên, rừng phòng hộ với diện tích lớn. Vừa qua, Chính phủ đã có Quyết định 86 cho phép khai thác các loại rừng này để làm kinh tế. Quyết định 186 ngày 14/8/2006 của tỉnh theo kết quả rà soát lại 3 loại rừng thì khu vực đèo Tà Pứa định hướng chuyển sang phân khu du lịch- dịch vụ. Đây sẽ là hướng mở cho phát triển du lịch sinh thái của Tánh Linh. Anh Hồ Thành, Trưởng phòng Công thương cho biết: Huyện đã khảo sát các tiềm năng để quy hoạch phát triển du lịch. Quan trọng nhất được ưu tiên kêu gọi đầu tư sẽ là hồ Hàm Thuận- Đa Mi, Thác Bà nằm trong tuyến du lịch Mũi Né- Hàm Thuận- Đa Mi- Thác Bà mà tỉnh đã quy hoạch. Con đường thứ 2 là tuyến tham quan thác Mưa Bay và hệ thống thác tại khu vực đèo Tà Pứa- về thăm bia chiến thắng Hoài Đức- Bắc Ruộng- đi Lâm Đồng hoặc Thành phố Hồ Chí Minh theo Quốc lộ 20.
Tiềm năng dồi dào nhưng với cơ sở hạ tầng hầu như chưa có gì. Con đường nối Hàm Tân với Tánh Linh đang xuống cấp, cầu cống lại hư hỏng tạo tâm lý e ngại cho du khách đến tham quan. Chỉ nói riêng khu vực Thác Bà, cách trung tâm huyện vài cây số nhưng đường đi hết sức khó khăn, giữa rừng già rậm rạp rất dễ cho bọn trộm cướp lợi dụng nhưng phương tiện liên lạc lại chưa có. Còn một loạt các bất lợi khác như xa khu trung tâm du lịch Phan Thiết tới gần 100 cây số, xa các trục đường chính nên không chỉ du khách ngại mà các nhà đầu tư cũng không dám mạo hiểm. Trong lúc đó quanh khu vực thác, nhất là vùng Tà Pứa và Đa Mi, hàng chục ha đất rừng đã bị xâm lấn trái phép để làm rẫy, làm mất dần cảnh quan tự nhiên. Đầu tư và phát triển du lịch, không phải một sớm một chiều mà phải quy hoạch hợp lý để khai thác hiệu quả. Trên cơ sở lợi thế sẵn có, huyện Tánh Linh rất cần sự hỗ trợ, đầu tư đúng hướng, kịp thời để không bỏ phí những cảnh quan độc đáo mà thiên nhiên ban tặng.
Bên cạnh Thác Bà, Tánh Linh còn có một hệ thống thác hùng vĩ khác như thác Mưa Bay tại đèo Tà Pứa với độ cao trên 40 m, thác Trượt thơ mộng với bãi đá nhiều màu, thác Đầu Trâu vừa lạ mắt vừa hấp dẫn bởi hồ nước tự nhiên dưới chân thác rộng hơn 100m2, tha hồ cho du khách vùng vẫy. Thác Đa Mi nhiều tầng cao thấp khác nhau quanh năm hòa lên bản nhạc nước độc đáo. Bên cạnh đó là hồ Hàm Thuận- Đa Mi nằm trong vùng quy hoạch du lịch của tỉnh. Những tiềm năng kì thú mà thiên nhiên ban tặng cho vùng rừng núi Tánh Linh rất phù hợp cho phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu động thực vật, tham quan, nghỉ dưỡng, hình thành các dịch vụ nuôi thú rừng, câu cá, thể thao nước. Riêng chiến thắng Hoài Đức- Bắc Ruộng là một bản anh hùng ca mà bất cứ người dân nào của chiến trường khu VI cũng tự hào và nhớ về. Nơi đây đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để xây dựng bia chiến thắng trên diện tích rộng 2ha. Và chắc chắn hàng năm sẽ đón một lượng khách không nhỏ qua những tour du lịch về nguồn.
Ngoài những cảnh quan, di tích lịch sử, Tánh Linh còn một lợi thế khác không kém phần quan trọng là những khu bảo tồn thiên nhiên, rừng phòng hộ với diện tích lớn. Vừa qua, Chính phủ đã có Quyết định 86 cho phép khai thác các loại rừng này để làm kinh tế. Quyết định 186 ngày 14/8/2006 của tỉnh theo kết quả rà soát lại 3 loại rừng thì khu vực đèo Tà Pứa định hướng chuyển sang phân khu du lịch- dịch vụ. Đây sẽ là hướng mở cho phát triển du lịch sinh thái của Tánh Linh. Anh Hồ Thành, Trưởng phòng Công thương cho biết: Huyện đã khảo sát các tiềm năng để quy hoạch phát triển du lịch. Quan trọng nhất được ưu tiên kêu gọi đầu tư sẽ là hồ Hàm Thuận- Đa Mi, Thác Bà nằm trong tuyến du lịch Mũi Né- Hàm Thuận- Đa Mi- Thác Bà mà tỉnh đã quy hoạch. Con đường thứ 2 là tuyến tham quan thác Mưa Bay và hệ thống thác tại khu vực đèo Tà Pứa- về thăm bia chiến thắng Hoài Đức- Bắc Ruộng- đi Lâm Đồng hoặc Thành phố Hồ Chí Minh theo Quốc lộ 20.
Tiềm năng dồi dào nhưng với cơ sở hạ tầng hầu như chưa có gì. Con đường nối Hàm Tân với Tánh Linh đang xuống cấp, cầu cống lại hư hỏng tạo tâm lý e ngại cho du khách đến tham quan. Chỉ nói riêng khu vực Thác Bà, cách trung tâm huyện vài cây số nhưng đường đi hết sức khó khăn, giữa rừng già rậm rạp rất dễ cho bọn trộm cướp lợi dụng nhưng phương tiện liên lạc lại chưa có. Còn một loạt các bất lợi khác như xa khu trung tâm du lịch Phan Thiết tới gần 100 cây số, xa các trục đường chính nên không chỉ du khách ngại mà các nhà đầu tư cũng không dám mạo hiểm. Trong lúc đó quanh khu vực thác, nhất là vùng Tà Pứa và Đa Mi, hàng chục ha đất rừng đã bị xâm lấn trái phép để làm rẫy, làm mất dần cảnh quan tự nhiên. Đầu tư và phát triển du lịch, không phải một sớm một chiều mà phải quy hoạch hợp lý để khai thác hiệu quả. Trên cơ sở lợi thế sẵn có, huyện Tánh Linh rất cần sự hỗ trợ, đầu tư đúng hướng, kịp thời để không bỏ phí những cảnh quan độc đáo mà thiên nhiên ban tặng.
Đăng bởi : Vui Chơi Bình Thuận -thông tin
www.vuichoibinh thuan.blogspot.com là chuyên trang du lịch-vui chơi- khám phá bình thuận
tham gia cùng: :: Thank you for visiting ! ::
BÀI VIẾT MỚI NHẤT:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Không có nhận xét nào: