Home » van hoa
Lễ hội Cầu mưa
Ở xã Phan Hòa huyện Bắc Bình, chỉ cần nói đến Lăng Pô là đồng bào
Chăm hiểu ngay đó là ngôi đền thờ vị Thần PôklongK’Sách. Tương truyền
rằng, đây là vị quan Thượng thư được Vua Chăm giao trông coi việc “Quốc
nông”. Ngài còn được đồng bào Chăm tôn sùng và ngưỡng mộ bởi có công
khai phá đất đai, dẫn thủy nhập điền, canh nông lúa nước. Vì vậy, lễ hội
cầu mưa hay còn gọi là lễ cầu an nhà nông được tổ chức vào đầu tháng
Giêng theo lịch của người Chăm (tức tháng 5 ââm lịch), cứ 5 năm mới được
tổ chức một lần, là để tôn kính vị Thần này.
Vì cứ 5 năm mới được tổ chức một lần, nên cả làng Bình Minh ở xã Phan Hòa có sự chuẩn bị rất chu đáo. Việc đầu tiên là phải đi đến các vị thầy Cả, thầy Xế và thầy Cò Ke ở làng Chăm theo đạo Bàlamôn (thuộc xã Phan Hiệp ) để… xin ngày. Khi có ngày làm lễ rồi thì mới xúc tiến vệc chuẩn bị ở làng. Cả quy trình của lễ hội được tổ chức trong hai ngày và lại phải đích thân là các thầy Xế, thầy Cả và thầy Cò Ke hành lễ. Chiều hôm truớc, sân lễ của làng phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, sạch sẽ với cờ phướn nghiêm trang để rước Ngài từ trong Đền về. Theo chân các vị Thầy Xế rước sắc phong từ trong đền Ngài ra là đội múa quạt duyên dáng nhất của làng đi hộ tống. Đúng 4 giờ chiều, sân lễ đông đủ từ các vị chức sắc tôn giáo đến trai thanh gái tú trong làng đều có mặt. Trước kiệu Ngài là những tinh tuý nhất từ các món ẩm thực nổi tiếng của người Chăm như bánh gừng, bánh tét, canh cà… Ông thầy cúng bày biện thành một mâm lễ dưới chân kiệu của Ngài. Phía sau các Thầy là hàng chục phụ nữ Chăm, với trang phục hành lễ truyền thống luôn chắp tay trên đầu cúi lạy khi thầy Xế đọc những câu thần chú. Một bài cúng có khi diễn ra đến hàng giờ đồng hồ mới chấm dứt. Đêm hôm ấy cả hai ông thầy Cả (tiếng Chăm gọi là Păk), ba ông thầy Cò Ke và hai ông thầy Xế hoạt động không biết mệt mỏi. Nhưng quan trọng nhất vẫn là thầy Cò Ke (phụ trách trống, kèn) vì hai ông này lo suốt đêm cho lễ dâng huơng theo phong tục. Đêm hôm đó, cả làng Bình Minh của xã Phan Hòa hầu như đều đến với Ngài bằng tấm lòng tôn kính linh thiêng nhất.
Sáng hôm sau, cả làng lại thức dậy sớm hơn mọi ngày. Nhưng sớm hơn cả vẫn là đội múa quạt với những cô gái xinh xắn nhất đứng xếp hàng đôi, chờ xuất phát đưa Ngài trở về Đền thiêng cách xa làng Bình Minh chừng 4 cây số về hướng mặt trời lặn. Tiếng trống Paranưng, tiếng kèn Sranai dặt dìu theo đoàn người đưa Ngài trở về lại ngôi đền. Đi trước là mười hai thanh niên trai tráng cầm cờ phướn xếp thành hai hàng. Theo sau là bốn người cầm ô đi bốn góc, che cho bốn thanh niên khiêng kiệu Ngài. Phía sau nữa là hai ông thầy Cò Ke dẫn theo cả một đội múa quạt bồng bềnh cùng đoàn người tiến về ngôi đền thiêng trong rừng. Cũng ngay tại thời điểm ấy đã có hàng trăm người trong làng tụ tập về ngôi đền từ trước để dựng lều trại che nắng cho suốt cả ngày lễ hội. Phía sau Đền có sẵn ba bốn con dê, hàng chục con gà được buộc sẵn sàng cho việc cúng tế. Các bà các chị múc nước lặt rau, xắt cây chuối chát và chụm lửa. Chỉ có các chức sắc mới được chuẩn bị các nghi lễ trong đền. Tất cả các hoạt động ấy đều do Sư cả Thánh đường Bình Minh Lâm Nam chỉ huy. Khi Ngài được đoàn người đưa đến gần trước đền, tất cả mọi người đứng xếp thành hai hàng dọc để đón. Đội múa quạt lại xếp thành hàng hai múa những điệu múa truyền thống của người Chăm theo nhịp điệu vang dồn của trống Paranưng và kèn Saranai. Mọi người chăm chú nhìn về đoàn người đang rước kiệu. Kiệu Ngài được dựng trước đền để cho một ông thầy Xế kiểm tra lại những vật cúng tế bên trong. Trong kiệu Ngài có một tô trứng lớn đựng 12 quả và 6 tô nhỏ, mỗi tô đựng từ 4 đến 5 quả và một bát nhang trầm khói nghi ngút. Phía trong cùng là một hộp vuông hình chữ nhật có bao giấy màu đỏ chứa đựng những lá sắc phong do Triều đình nhà Nguyễn ban cho là để ghi nhận công trạng to lớn của Ngài. Trước khi đưa Ngài vào Đền, tất cả các bà các chị phụ nữ đều quỳ lạy dưới chân Ngài như một lời cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đồng ruộng xanh tốt. Tôi quay sang hỏi Sư cả Lâm Nam là tại sao chỉ có phụ nữ quỳ lạy? Sư Cả Lâm Nam nói rằng : nam nữ gì đều lạy cả, nhưng các chị các bà được ưu tiên làm lễ trước! Đền thờ Ngài PôklongK’Sách được xây tại làng Binh Mỵ cũ từ năm 1971 theo tín ngưỡng chung của người Chăm chứ không riêng gì người Chăm Hồi giáo ở Phan Hòa. Phía trong Đền có một đôi Linga, linh vật linh thiêng nhất theo tục lệ của người Chăm. Ông Nguyễn Hữu Châu, một trí thức người Chăm ở Phan Hòa còn cho biết : Đền thờ Ngài PôklongK’Sách chỉ có ở ba nơi : Phan Rang (Ninh Thuận ), Phan Hoà (huyện Bắc Bình ,Bình Thuận) và thị trấn Ma Lâm (huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận). Tên đầy đủ của lễ hội này theo tiếng Chăm là “Păk Poh PôklongK’Sách”.Sau buổi lễ, mọi người quây quần cùng khách bên chén rượu Ngài ban. Tất cả đều cầu chúc cho đầu năm mới an khang thịnh vượng, mưa thuận gió hoà, đồng ruộng tốt tươi. Có thể nói, lễ hội cầu mưa là một trong những lễ hội có giá trị lớn về mặt tinh thần trong tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào Chăm cần được bảo tồn và phát huy.
Vì cứ 5 năm mới được tổ chức một lần, nên cả làng Bình Minh ở xã Phan Hòa có sự chuẩn bị rất chu đáo. Việc đầu tiên là phải đi đến các vị thầy Cả, thầy Xế và thầy Cò Ke ở làng Chăm theo đạo Bàlamôn (thuộc xã Phan Hiệp ) để… xin ngày. Khi có ngày làm lễ rồi thì mới xúc tiến vệc chuẩn bị ở làng. Cả quy trình của lễ hội được tổ chức trong hai ngày và lại phải đích thân là các thầy Xế, thầy Cả và thầy Cò Ke hành lễ. Chiều hôm truớc, sân lễ của làng phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, sạch sẽ với cờ phướn nghiêm trang để rước Ngài từ trong Đền về. Theo chân các vị Thầy Xế rước sắc phong từ trong đền Ngài ra là đội múa quạt duyên dáng nhất của làng đi hộ tống. Đúng 4 giờ chiều, sân lễ đông đủ từ các vị chức sắc tôn giáo đến trai thanh gái tú trong làng đều có mặt. Trước kiệu Ngài là những tinh tuý nhất từ các món ẩm thực nổi tiếng của người Chăm như bánh gừng, bánh tét, canh cà… Ông thầy cúng bày biện thành một mâm lễ dưới chân kiệu của Ngài. Phía sau các Thầy là hàng chục phụ nữ Chăm, với trang phục hành lễ truyền thống luôn chắp tay trên đầu cúi lạy khi thầy Xế đọc những câu thần chú. Một bài cúng có khi diễn ra đến hàng giờ đồng hồ mới chấm dứt. Đêm hôm ấy cả hai ông thầy Cả (tiếng Chăm gọi là Păk), ba ông thầy Cò Ke và hai ông thầy Xế hoạt động không biết mệt mỏi. Nhưng quan trọng nhất vẫn là thầy Cò Ke (phụ trách trống, kèn) vì hai ông này lo suốt đêm cho lễ dâng huơng theo phong tục. Đêm hôm đó, cả làng Bình Minh của xã Phan Hòa hầu như đều đến với Ngài bằng tấm lòng tôn kính linh thiêng nhất.
Sáng hôm sau, cả làng lại thức dậy sớm hơn mọi ngày. Nhưng sớm hơn cả vẫn là đội múa quạt với những cô gái xinh xắn nhất đứng xếp hàng đôi, chờ xuất phát đưa Ngài trở về Đền thiêng cách xa làng Bình Minh chừng 4 cây số về hướng mặt trời lặn. Tiếng trống Paranưng, tiếng kèn Sranai dặt dìu theo đoàn người đưa Ngài trở về lại ngôi đền. Đi trước là mười hai thanh niên trai tráng cầm cờ phướn xếp thành hai hàng. Theo sau là bốn người cầm ô đi bốn góc, che cho bốn thanh niên khiêng kiệu Ngài. Phía sau nữa là hai ông thầy Cò Ke dẫn theo cả một đội múa quạt bồng bềnh cùng đoàn người tiến về ngôi đền thiêng trong rừng. Cũng ngay tại thời điểm ấy đã có hàng trăm người trong làng tụ tập về ngôi đền từ trước để dựng lều trại che nắng cho suốt cả ngày lễ hội. Phía sau Đền có sẵn ba bốn con dê, hàng chục con gà được buộc sẵn sàng cho việc cúng tế. Các bà các chị múc nước lặt rau, xắt cây chuối chát và chụm lửa. Chỉ có các chức sắc mới được chuẩn bị các nghi lễ trong đền. Tất cả các hoạt động ấy đều do Sư cả Thánh đường Bình Minh Lâm Nam chỉ huy. Khi Ngài được đoàn người đưa đến gần trước đền, tất cả mọi người đứng xếp thành hai hàng dọc để đón. Đội múa quạt lại xếp thành hàng hai múa những điệu múa truyền thống của người Chăm theo nhịp điệu vang dồn của trống Paranưng và kèn Saranai. Mọi người chăm chú nhìn về đoàn người đang rước kiệu. Kiệu Ngài được dựng trước đền để cho một ông thầy Xế kiểm tra lại những vật cúng tế bên trong. Trong kiệu Ngài có một tô trứng lớn đựng 12 quả và 6 tô nhỏ, mỗi tô đựng từ 4 đến 5 quả và một bát nhang trầm khói nghi ngút. Phía trong cùng là một hộp vuông hình chữ nhật có bao giấy màu đỏ chứa đựng những lá sắc phong do Triều đình nhà Nguyễn ban cho là để ghi nhận công trạng to lớn của Ngài. Trước khi đưa Ngài vào Đền, tất cả các bà các chị phụ nữ đều quỳ lạy dưới chân Ngài như một lời cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đồng ruộng xanh tốt. Tôi quay sang hỏi Sư cả Lâm Nam là tại sao chỉ có phụ nữ quỳ lạy? Sư Cả Lâm Nam nói rằng : nam nữ gì đều lạy cả, nhưng các chị các bà được ưu tiên làm lễ trước! Đền thờ Ngài PôklongK’Sách được xây tại làng Binh Mỵ cũ từ năm 1971 theo tín ngưỡng chung của người Chăm chứ không riêng gì người Chăm Hồi giáo ở Phan Hòa. Phía trong Đền có một đôi Linga, linh vật linh thiêng nhất theo tục lệ của người Chăm. Ông Nguyễn Hữu Châu, một trí thức người Chăm ở Phan Hòa còn cho biết : Đền thờ Ngài PôklongK’Sách chỉ có ở ba nơi : Phan Rang (Ninh Thuận ), Phan Hoà (huyện Bắc Bình ,Bình Thuận) và thị trấn Ma Lâm (huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận). Tên đầy đủ của lễ hội này theo tiếng Chăm là “Păk Poh PôklongK’Sách”.Sau buổi lễ, mọi người quây quần cùng khách bên chén rượu Ngài ban. Tất cả đều cầu chúc cho đầu năm mới an khang thịnh vượng, mưa thuận gió hoà, đồng ruộng tốt tươi. Có thể nói, lễ hội cầu mưa là một trong những lễ hội có giá trị lớn về mặt tinh thần trong tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào Chăm cần được bảo tồn và phát huy.
Đăng bởi : Vui Chơi Bình Thuận -thông tin
www.vuichoibinh thuan.blogspot.com là chuyên trang du lịch-vui chơi- khám phá bình thuận
tham gia cùng: :: Thank you for visiting ! ::
BÀI VIẾT MỚI NHẤT:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Không có nhận xét nào: