Home » thang canh
Khu căn cứ kháng chiến lê hồng phong bình thuận
Địa hình khu căn cứ này chủ yếu là rừng cây ô rô, động cát, đất đai
khô cằn, ít nước, thuận lợi cho hoạt động của chiến tranh du kích, thuộc
loại hình lõm. Mang tên nhà cách mạng Lê Hồng Phong, người địa phương
thường gọi tắt là Khu Lê, có diện tích khoảng 600km2.
Khu căn cứ này ra đời do các lực lượng kháng chiến lợi dụng địa hình rừng núi để làm nơi trú quân hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Lúc đầu căn cứ trú đóng lập ở vùng Ô Rô - Hố Đất, về sau mở rộng ra ba xã: Hồng Sơn, Hồng Hải, Hồng Liêm hình thành một khu căn cứ tương đối hoàn chỉnh.
Tháng 4/1951, Tỉnh ủy Bình Thuận chủ trương tiếp tục mở rộng khu căn
cứ Lê Hồng Phong thành huyện căn cứ gồm phần đất phía Đông huyện Hàm
Thuận và phía Nam huyện Bắc Bình để đáp ứng nhu cầu của cuộc kháng
chiến. Toàn huyện có 11 xã, lấy tên đầu của mỗi xã bằng chữ Hồng: Hồng
Sơn, Hồng Trung, Hồng Hải, Hồng Thanh, Hồng Liêm, Hồng Thịnh, Hồng Tiến,
Hồng Chính, Hồng Thắng, Hồng Thái, Hồng Lâm. (Đến giữa 1954 ta giải
phóng thêm phía Nam Lương Sơn lập nên xã thứ 12 là Hồng Tân). Năm 1973,
Khu Lê Hồng Phong được tổ chức lại còn 6 xã.
Địa hình của khu căn cứ Lê Hồng Phong đầy hiểm trở. Cây rừng rậm rạp với nhiều loại cây leo: mấu trúc, dây xanh, có nơi đầy gai ô rô chằng chịt dọc ngang từ 5 - 10km có lợi thế trong việc ấn giấu, trú quân cho ta; nhưng đi lại khó khăn và thường gặp thú dữ. Thêm vào đó đến mùa khô, Khu Lê là vùng cát nóng, thiếu nước; kẻ thù khó trụ quân lâu nhưng lực lượng du kích cũng chịu vô cùng gian khổ. Nước để sinh hoạt có nhiều lúc phải đổi bằng máu. Phải đi hàng giờ leo dốc, cát lún mới đưa về căn cứ được một gánh nước. Mỗi cán bộ, chiến sĩ trong một ngày chỉ được cấp nửa lít nước sinh hoạt. Đây là đặc trưng của cuộc sống ở Khu Lê. Nhưng đây chính là nơi để tồn tại và phát triển lực lượng suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, là nơi đứng chân vững chắc của Tỉnh và Ban cán sự Cực Nam, là bàn đạp để lực lượng ta tổ chức tấn công địch liên tục.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Khu Lê Hồng Phong lại trở thành căn cứ địa vững chắc của cách mạng. Nổi lên với các trận chống càn của quân và dân các xã sâu trong căn cứ. Thường thì địch bị thiệt hại nặng do những bãi chông, mìn và súng săn máy bay. Nhiều xe tăng và máy bay bị du kích Khu Lê bắn cháy gây nỗi khiếp sợ kinh hoàng cho địch.
Nói đến Khu Lê là nói đến truyền thống anh hùng, sáng tạo, anh dũng vượt qua mọi khó khăn, quyết tâm đánh địch, là nói đến ý chí chịu đựng gian khổ, sự hy sinh cống hiến vô cùng to lớn của quân và dân ta. Khu lê qua hai cuộc kháng chiến đã sáng tạo ra nhiều bài học kinh nghiệm quý giá của chiến tranh nhân dân mà không có nơi nào có được. Ở đây cũng nảy sinh nhiều tấm gương sáng ngời khí phách và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Trong số các xã của Khu căn cứ kháng chiến Lê Hồng Phong, hai xã Hồng Thái và Hòa Thắng (Ba xã Hồng Lâm, Hồng Chính, Hồng Thắng hợp thành) đã được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang.
Khu căn cứ này ra đời do các lực lượng kháng chiến lợi dụng địa hình rừng núi để làm nơi trú quân hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Lúc đầu căn cứ trú đóng lập ở vùng Ô Rô - Hố Đất, về sau mở rộng ra ba xã: Hồng Sơn, Hồng Hải, Hồng Liêm hình thành một khu căn cứ tương đối hoàn chỉnh.
Địa hình của khu căn cứ Lê Hồng Phong đầy hiểm trở. Cây rừng rậm rạp với nhiều loại cây leo: mấu trúc, dây xanh, có nơi đầy gai ô rô chằng chịt dọc ngang từ 5 - 10km có lợi thế trong việc ấn giấu, trú quân cho ta; nhưng đi lại khó khăn và thường gặp thú dữ. Thêm vào đó đến mùa khô, Khu Lê là vùng cát nóng, thiếu nước; kẻ thù khó trụ quân lâu nhưng lực lượng du kích cũng chịu vô cùng gian khổ. Nước để sinh hoạt có nhiều lúc phải đổi bằng máu. Phải đi hàng giờ leo dốc, cát lún mới đưa về căn cứ được một gánh nước. Mỗi cán bộ, chiến sĩ trong một ngày chỉ được cấp nửa lít nước sinh hoạt. Đây là đặc trưng của cuộc sống ở Khu Lê. Nhưng đây chính là nơi để tồn tại và phát triển lực lượng suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, là nơi đứng chân vững chắc của Tỉnh và Ban cán sự Cực Nam, là bàn đạp để lực lượng ta tổ chức tấn công địch liên tục.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Khu Lê Hồng Phong lại trở thành căn cứ địa vững chắc của cách mạng. Nổi lên với các trận chống càn của quân và dân các xã sâu trong căn cứ. Thường thì địch bị thiệt hại nặng do những bãi chông, mìn và súng săn máy bay. Nhiều xe tăng và máy bay bị du kích Khu Lê bắn cháy gây nỗi khiếp sợ kinh hoàng cho địch.
Nói đến Khu Lê là nói đến truyền thống anh hùng, sáng tạo, anh dũng vượt qua mọi khó khăn, quyết tâm đánh địch, là nói đến ý chí chịu đựng gian khổ, sự hy sinh cống hiến vô cùng to lớn của quân và dân ta. Khu lê qua hai cuộc kháng chiến đã sáng tạo ra nhiều bài học kinh nghiệm quý giá của chiến tranh nhân dân mà không có nơi nào có được. Ở đây cũng nảy sinh nhiều tấm gương sáng ngời khí phách và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Trong số các xã của Khu căn cứ kháng chiến Lê Hồng Phong, hai xã Hồng Thái và Hòa Thắng (Ba xã Hồng Lâm, Hồng Chính, Hồng Thắng hợp thành) đã được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang.
Đăng bởi : Vui Chơi Bình Thuận -thông tin
www.vuichoibinh thuan.blogspot.com là chuyên trang du lịch-vui chơi- khám phá bình thuận
tham gia cùng: :: Thank you for visiting ! ::
BÀI VIẾT MỚI NHẤT:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Không có nhận xét nào: