Home » dac san binh thuan
Ăn sá sùng có lợi cho sức khỏe
Sá sùng hay còn gọi là con trùn biển, có nơi gọi là con sâu cát vì nó
thường sống sâu trong cát. Muốn bắt được sá sùng dễ dàng bạn phải ra
biển thật sớm, nước biển buổi sáng rút ra xa để lộ nền đất pha cát in
dấu hàng triệu vết bò ngoằn ngoèo của sá sùng. Thường ít ai thấy chúng
bò như thế nào, bởi khi bình minh chưa ló dạng, sá sùng đã rút sâu xuống
cát, trời càng nắng to chúng càng rút sâu hơn.
Nếu vào sáng sớm, chỉ cần
đào sâu từ 10 - 20 cm, thì đến gần trưa có lúc phải đào sâu tới 60 - 70
cm mới có được sá sùng. Con sá sùng trưởng thành dài từ 6 -14 cm.
Công đoạn sơ chế sá sùng rất tỉ mỉ, phải lộn ruột ra, chà xát muối kỹ và rửa nhiều lần cho sạch cát. Ở một số quán phở, hủ tiếu còn cho một lượng nhỏ sá sùng đã phơi khô để có một nồi nước lèo có vị ngọt đậm đà. Sá sùng theo đông y có vị ngọt, chất mát, chủ trị chứng tâm hàn, bổ dương khí...
Sá sùng hấp lá dâm dương hoắc
- Nguyên liệu: 200 g sá sùng tươi, 50 g lá dâm dương hoắc, 50 g hẹ; 20 g mè. Mè có tác dụng ích gan, bổ thận, nuôi huyết, nhuận táo chữa bệnh thương phong, hư nhược, bổ ngũ tạng, thêm khí lực, sáng tai - mắt, cao huyết áp, lợi sữa, mọc tóc, đầy hơi, đầy bụng, thương hàn... Lá dâm dương hoắc có tác dụng bổ thận, mạnh gân cốt... Hẹ có tác dụng làm ấm thắt lưng, đầu gối, trị đái són, đi tiểu nhiều lần... đồng thời chữa các bệnh như kiết lỵ, ho, tiêu hóa...
- Chế biến: Cho lá dâm dương hoắc vào đáy nồi, đổ nước cho ngập lá, để xửng lên trên. Trộn sá sùng, mè, hẹ với nhau rồi xếp đều lên xửng hấp. Nước trong nồi sôi khoảng 15 phút là có thể ăn được. Nên chấm với nước mắm chua cay hoặc với muối tiêu chanh.
Công đoạn sơ chế sá sùng rất tỉ mỉ, phải lộn ruột ra, chà xát muối kỹ và rửa nhiều lần cho sạch cát. Ở một số quán phở, hủ tiếu còn cho một lượng nhỏ sá sùng đã phơi khô để có một nồi nước lèo có vị ngọt đậm đà. Sá sùng theo đông y có vị ngọt, chất mát, chủ trị chứng tâm hàn, bổ dương khí...
Sá sùng hấp lá dâm dương hoắc
- Nguyên liệu: 200 g sá sùng tươi, 50 g lá dâm dương hoắc, 50 g hẹ; 20 g mè. Mè có tác dụng ích gan, bổ thận, nuôi huyết, nhuận táo chữa bệnh thương phong, hư nhược, bổ ngũ tạng, thêm khí lực, sáng tai - mắt, cao huyết áp, lợi sữa, mọc tóc, đầy hơi, đầy bụng, thương hàn... Lá dâm dương hoắc có tác dụng bổ thận, mạnh gân cốt... Hẹ có tác dụng làm ấm thắt lưng, đầu gối, trị đái són, đi tiểu nhiều lần... đồng thời chữa các bệnh như kiết lỵ, ho, tiêu hóa...
- Chế biến: Cho lá dâm dương hoắc vào đáy nồi, đổ nước cho ngập lá, để xửng lên trên. Trộn sá sùng, mè, hẹ với nhau rồi xếp đều lên xửng hấp. Nước trong nồi sôi khoảng 15 phút là có thể ăn được. Nên chấm với nước mắm chua cay hoặc với muối tiêu chanh.
Đăng bởi : Vui Chơi Bình Thuận -thông tin
www.vuichoibinh thuan.blogspot.com là chuyên trang du lịch-vui chơi- khám phá bình thuận
tham gia cùng: :: Thank you for visiting ! ::
BÀI VIẾT MỚI NHẤT:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Không có nhận xét nào: